Weland Sở hữu chung cư có thời hạn: Khi nhà ở không chỉ là nơi ở

News

19/03/2023

Tư vấn pháp lý cho khách hàng mua căn hộ trong các dự án, một trong các câu hỏi mà tôi thường xuyên nhận được là: Sổ đỏ của căn hộ cho người mua là ổn định lâu dài hay theo thời hạn dự án. Khi câu trả lời của tôi là thời hạn sổ đỏ xác định theo thời hạn còn lại của dự án thì khách hàng thường không quan tâm đến dự án đó nữa.

Có lẽ đối với phần lớn người Việt Nam, khi ông bà, bố mẹ dành dụm cả đời của mình để mua ngôi nhà, thứ họ hướng đến không chỉ là nơi an cư mà còn xem đó là tài sản có giá trị để lại cho con, cháu.

Không hiếm trường hợp những gia đình, bố mẹ ở quê lên thành phố lao động tích cực nhằm tích lũy mua nhà để con cái yên tâm sinh sống sau này. Cũng vì tâm lý nhà đất là của để dành nên trong suy nghĩ của nhiều người từ trước tới nay, bất động sản sẽ luôn được sở hữu lâu dài.

Người dân quan niệm bất động sản, trong đó có chung cư, là tài sản vĩnh viễn, sở hữu lâu dài (Ảnh minh họa: Hà Phong).

Vấn đề thời hạn sở hữu căn hộ đã được dư luận quan tâm, khi đầu năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn số 703 gửi các địa phương hướng dẫn thời hạn sử dụng đất căn hộ dịch vụ, căn hộ lưu trú du lịch không phải nhà ở (thường gọi là căn hộ condotel) được xác định theo thời hạn dự án (thường là 50 năm). Còn với người mua nhà ở (bao gồm cả nhà ở là chung cư) thì vẫn được cấp sổ đỏ với thời hạn sử dụng đất ổn định, lâu dài.

Thời hạn sở hữu căn hộ chung cư lại một lần nữa nhận được nhiều ý kiến bàn luận khi ngày 10/3 vừa qua, trong tờ trình của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quyền sở hữu nhà chung cư được xác định theo tuổi thọ công trình (tại điều 25 dự thảo Luật nhà ở sửa đổi).

Với quy định như dự thảo Luật, nếu hết niên hạn sử dụng nhà chung cư hoặc chung cư bị hư hỏng không sử dụng được thì quyền sở hữu của các chủ chung cư cũng bị chấm dứt; trong khi theo luật hiện hành, quyền sở hữu chung cư là vĩnh viễn, trừ khi bị nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật.

Nhiều người lo ngại nếu đề xuất trên được thông qua, người mua chung cư sẽ giống như người thuê dài hạn với loại hình căn hộ này. Mặt khác, tâm lý của người mua nhà có thể đẩy thị trường chung cư có nguy cơ rơi vào suy thoái, trong khi các sản phẩm đất nền, nhà ở liền kề tại tiếp tục tăng phi mã, tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội.

Một trong các lý do để cơ quan có thẩm quyền đề xuất quy định thời hạn sở hữu chung cư xác định theo tuổi thọ công trình nhằm khắc phục được các khó khăn trong công tác cải tạo chung cư cũ hiện nay. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo viện dẫn đến kinh nghiệm nước ngoài quy định thời hạn về sở hữu chung cư như: Trung Quốc quy định thời hạn sở hữu từ 50 đến 70 năm, Mỹ, Singapore có thời hạn là 99 năm, Thái Lan thời hạn sở hữu chung cư là 30 năm và có thể gia hạn…

Nếu nhìn các khu chung cư xuống cấp ở Hà Nội đang tồn tại hiện nay như Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân… thì đề xuất trên dường như là hợp lý.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, thời hạn sử dụng chung cư không phải là vấn đề mấu chốt để giải quyết căn nguyên của những khó khăn trong cải tạo chung cư cũ.

Khó khăn trong cải tạo chung cư cũ vừa qua là chúng ta chưa hài hòa được lợi ích của ba bên gồm: Người dân (muốn tái định cư tại chỗ với diện tích rộng hơn) với doanh nghiệp thực hiện cải tạo (để tối ưu hóa lợi nhuận sẽ xây cao tầng, tăng diện tích sàn) và lợi ích của nhà nước (quản lý quy hoạch để tránh quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội). Như vậy, nếu chỉ đề cập thời hạn sở hữu chung cư theo thời hạn công trình (thường là 50 năm) sẽ vẫn chưa hài hòa được lợi ích của tất cả các bên.

Điểm đáng lưu ý là dự thảo luật không đề cập đến việc có áp dụng hồi tố (hiệu lực trở về trước) liên quan đến thời hạn sở hữu chung cư, nên tôi không dám chắc liệu quy định này có thể áp dụng cho các chung cư đã xây dựng và người mua chung cư đã được cấp sổ với thời hạn vĩnh viễn hay không. Như vậy, có thể xảy ra 2 tình huống:

Tình huống 1: Nếu quy định tại dự thảo luật không áp dụng hồi tố, chỉ áp dụng với các dự án triển khai khi Luật nhà ở có hiệu lực thi hành (dự kiến Luật nhà ở sửa đổi được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2023 và có hiệu lực từ 1/7/2024). Trường hợp này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng cho chủ đầu tư cũng như người mua chung cư trước và sau khi Luật nhà ở được ban hành. Khi đó, quy định thời hạn sở hữu chung cư trong dự thảo luật để giải quyết vấn đề cải tạo chung cư cho 50 năm tới hoặc lâu hơn. Trong khi những chung cư cũ trước đây đang xuống cấp vẫn chưa có lời giải hợp lý.

Tình huống 2: Quy định của luật áp dụng sẽ hồi tố cho cả các dự án đã đi vào vận hành. Trường hợp này, dù người đã được cấp sổ đỏ vĩnh viễn nhưng quyền sở hữu chung cư sẽ vẫn bị chấm dứt nếu rơi vào các trường hợp dự thảo luật đang quy định. Điều này có thể tạo ra tâm lý không tốt cho những người dân sở hữu chung cư trước đây.

Nếu đứng từ phương diện cơ quan quản lý nhà nước cho rằng quy định thời hạn sở hữu chung cư để có căn cứ thu hồi, cải tạo khi chung cư hết niên hạn sử dụng, xuống cấp thì điều này không thật sự thuyết phục. Nhà nước có thể thu hồi nhà đất (riêng lẻ) của dân để thực hiện các dự án vào mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại điều 63 Luật đất đai, thì cũng có thể quy định khi chung cư hư hỏng nguy cơ đổ sập, Nhà nước có thể thu hồi để cải tạo, nhất là khi điều này xuất phát từ lợi ích của các chủ sở hữu chung cư.

Từ góc độ của một người tư vấn pháp lý, theo tôi thay vì đề xuất sở hữu có thời hạn theo tuổi thọ công trình như dự thảo luật, ban soạn thảo có thể xem xét theo hướng: Vẫn quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư là lâu dài, nhưng khi chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc có nguy cơ mất an toàn thì Nhà nước sẽ ấn định thời hạn để các chủ sở hữu nhà chung cư họp và quyết định (theo số đông) lựa chọn chủ đầu tư để phá dỡ, cải tạo lại.

Sau thời hạn ấn định mà chủ sở hữu nhà chung cư không lựa chọn được chủ đầu tư phá dỡ, cải tạo thì cơ quan nhà nước sẽ là người chỉ định chủ đầu tư. Toàn bộ chi phí phá dỡ, xây dựng nhà chung cư do các chủ sở hữu nhà chung cư đóng góp.

Khi chủ sở hữu chung cư không đóng góp kinh phí thì được Nhà nước tái định cư tại vị trí khác, bàn giao diện tích đất và nhà tại dự án chung cư cũ cho chủ đầu tư dự án kinh doanh.

Weland Tin tức liên quan

Weland

News

04/07/2023

Bất động sản giá trị thực – Khe cửa hẹp vượt qua giai đoạn khó khăn

Hàng ngàn dự án đắp chiếu, cả nước đang có khoảng 1.000 dự án chờ được điều chỉnh với tổng giá trị lên đến 30 tỷ USD. Việc thị trường “ngấm đòn” sau một thời gian dài phát triển ồ ạt đang gây ảnh hưởng đến bối cảnh chung. Nhiều Chủ đầu tư ngần ngại ra hàng dù dự án đã có đầy đủ pháp lý do chưa dự doán được nhu cầu của khách hàng địa phương.
Weland

News

22/06/2023

Làm thế nào để bán được hàng triệu căn nhà xã hội?

Cân nhắc quỹ đất, chính sách tín dụng có thể tránh tình trạng dự án mở bán gần chục năm vẫn ế như hiện nay, theo chuyên gia. Chủ đầu tư dự án nằm trên Quốc lộ 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội, vừa thông báo tiếp nhận hồ sơ mua nhà đợt thứ 27. […]
Weland

News

22/06/2023

“Nhà băng” đất nông nghiệp

Nhiều người thường đặt câu hỏi tại sao không nhiều doanh nghiệp mặn mà đầu tư vào các dự án nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao? Đầu tư vào nông nghiệp có nhiều rủi ro, phụ thuộc vào thời tiết, thu hồi vốn chậm… là điều không thể phủ nhận. […]
Weland

News

15/06/2023

“Cuộc đua” ngược dòng thị trường bất động sản: Khác biệt để thành công

Khảo sát từ Công ty Phát triển và Kinh doanh Bất động sản WeLand cho thấy, từ quý IV/2022, thị trường đã có những tín hiệu trầm lắng, giá và tính thanh khoản giảm mạnh, phổ biến nhiều dự án có dấu hiệu cắt lỗ 20-30% nhưng vẫn không tìm được người mua. Tuy nhiên, thị trường đang đón nhận các tín hiệu tích cực hơn.
Weland

News

15/06/2023

Xây nhà giá rẻ khó đủ đường

Có một nghịch lý của thị trường bất động sản Việt Nam: nhu cầu về nhà ở xã hội rất cao nhưng nguồn cung thấp; trong khi nhà ở thương mại, nhất là phân khúc cao cấp, lại dư thừa, chủ đầu tư thường phải xin “giải cứu”.
Weland

News

06/06/2023

Lời giải cho bài toán thu hồi đất

Để có đất thực hiện dự án nói chung hay dự án nhà ở thương mại nói riêng, các chủ đầu tư sử dụng hai phương thức: đề xuất Nhà nước thu hồi đất giao cho chủ đầu tư hoặc họ phải tự đi thỏa thuận nhận chuyển nhượng với người sử dụng đất nếu […]
Weland

News

17/03/2023

Những “nút thắt” với dự án bất động sản

Khi triển khai đầu tư dự án bất động sản, nếu như nguồn vốn thực hiện dự án được ví như mạch máu, thì việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý dự án có thể coi như khung xương trong cơ thể. Dự án càng hoàn thiện thủ tục pháp lý, khả năng huy động các nguồn […]
Weland

News

15/03/2023

Khó khăn bủa vây liệu thị trường bất động sản đã lộ đáy?

Hội nghị tín dụng bất động sản giữa các chủ đầu tư, ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước được tổ chức ngày 8/2 nhằm gỡ nút thắt về vốn cho các doanh nghiệp dường như chưa có nhiều kết quả, ngoài thông điệp sẽ giảm lãi suất của các ngân hàng nhưng giảm […]
Weland

News

10/11/2022

Nghẽn 7 dòng tiền

Giới tài chính chúng tôi đã rất chờ đợi kết quả cuộc họp giữa các doanh nghiệp địa ốc và đại diện Bộ Xây dựng hôm 8/11 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. Nhưng đến cuối ngày, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho […]

Liên hệ ngay
với chúng tôi!

Vui lòng nhập thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.